Để email của bạn không bị đánh dấu “Thư rác”

Để thực hiện chiến dịch email marketing hiệu quả và không bị đánh dấu SPAM. Điều đầu tiên bạn cần phân loại email quảng cáo.Tôi có thể dễ dàng phân loại email thúc đẩy bán hàng và email chào hàng thành 2 loại: Loại đầu tiên là loại email người nhận biết người gửi từ đâu và loại thứ hai là email người nhận không biết ai gửi và tại sao họ lại nhận được email này.

Nhóm đầu tiên thường mở email khi nhận được, nhóm sau thường dễ dàng và nhanh chóng đưa email lạ đó vào mục Spam, mặc dù họ nằm trong danh sách opt-in nhưng không nhớ ra.

Vì vậy điều gì đã khiến khách hàng đánh dấu những email của bạn vào mục Spam? Đó là do những suy đoán của họ một cách nhanh chóng. Cũng như khách hàng của bạn, tôi thực sự ngạc nhiên không biết bao nhiêu tổ chức gửi vào hòm thư của tôi với tiêu đề trên website của họ “Email Sign Up” và sau đó một địa chỉ email được nhập và nhanh chóng hiển thị pop up “Thanh You”. Sau đó khoảng 1 hoặc 2 tháng tôi nhận được 1 email không người gửi. Khi đó tôi không nhớ là đã đăng ký email tại 1 số website khoảng 2 tháng trước khi ăn trưa 1 mình. Đây là cách bạn có thể nhắc tôi nhận ra khi đánh dấu bạn vào SPAM:

- Thêm chi tiết vào form đăng ký và trang được hiển thị sau khi tôi nhập địa chỉ email. Bao gồm: khi nào bạn sẽ gửi tin nhắn, địa chỉ gửi đi, và tóm tắt giá trị của tin nhắn đó

- Gửi 1 email Chào mừng. Đây là một cơ hội tuyệt vời để thể hiện sự quan tâm của bạn sau khi họ đăng ký nhận email từ bạn.

- Thêm những lời nhắc nhở đơn giản trong những email đầu tiên đến thành viên mới. Lọc những thành viên tham gia sau khi bạn gửi email cuối cùng và thêm 1 dòng nhắc nhở trong tiêu đề:

[Email mail đầu tiên của bạn từ Company.com]

[Company.com rất vui khi bạn đăng ký với chúng tôi]

- Nhắc nhở tôi khi bạn có lịch gửi tiếp theo. “Email tiếp theo của chúng tôi sẽ được gửi vào lúc….” là điều cần thiết. Và nên đưa thông tin cơ bản trong email tới cho KH.

- Thông báo cho tôi biết khi bạn có kế hoạch nghỉ ngơi và sau đó nhắc tôi khi bạn quay trở lại. Trong khi tôi không gợi ý về việc này. Vì vậy bạn cần phải cho KH biết họ sẽ không nhận được email trong 1 thời gian và khi bạn bắt đầu trở lại, dòng tiêu đề nên bao gồm: “Rất vui khi được gặp lại bạn”

Với những kinh nghiệm trong việc triển khai email marketing được nêu trong bài viết này, tôi tin những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho các nhà tiếp thị có thể nâng cao chất lượng và hiểu quả chiến dịch email marketing.

By vuong manh hoang on Monday, March 28, 2011 | | A comment?